hotelbiz_logo_1000px

Lộ trình công danh ngành khách sạn

Nghề khách sạn là nghề có yêu cầu xuất phát điểm phù hợp cả với các bạn trẻ muốn vừa học vừa làm và các bạn đã tốt nghiệp đại học ngành khách sạn muốn bắt đầu một nghề nghiệp thực thụ. Rất nhiều công việc chỉ cần một vốn tiếng Anh nhất định là bạn có thể vừa học nghề vừa làm nghề như nhân viên khuân vác hành (bellman), nhân viên làm phòng (room attendant), nhân viên phục vụ bàn (waiter/waitress), nhân viên bảo vệ (guard), nhân viên lễ tân (receptionist) hay nhân viên đặt phòng.

Các bạn đã tốt nghiệp đại học ngành khách sạn có thể bắt đầu với vị trí quản trị viên tập sự để tiến lên các vị trí quản lý. Một số công việc có lộ trình công danh theo chiều dọc như làm bếp, kỹ thuật hoặc tài chính. Số còn lại thường đi theo chiều ngang để người làm nghề vừa trải nghiệm vừa khám phá bản thân và tiến lên. Bạn càng trải nghiệm nhiều các vị trí bên dưới thì càng lên cao bạn càng thành công bởi tiềm năng phát triển nghề khách sạn là kinh nghiệm kết hợp với đam mê. Dưới đây là lộ trình công danh để các bạn tham khảo và lựa chọn phù hợp với bản thân mình.

Lộ trình công danh bộ phận Buồng phòng (Room Division)

1. Bắt đầu học và làm nghề: 2-3 năm đầu tiên

  • Nhân viên gác cửa (doorman/doorgirl) Nhân viên hành lý (bellman/bellboy) Nhân viên sai phái (concierge)
  • Nhân viên lễ tân (receptionist/guest services attendant) Nhân viên làm phòng (room attendant)
  • Nhân viên đặt phòng (reservation staff) Nhân viên tổng đài (operator)
  • Nhân viên vệ sinh (public area attendant) Nhân viên thu ngân (cashier)

2. Nâng cao các kỹ năng nghề: 2-3 năm tiếp theo

  • Nhân viên chăm sóc khách hàng cấp cao (butler)
  • Giám sát tiền sảnh (reception supervisor/duty manager) Giám sát buồng (room inspector)
  • Trưởng nhóm hành lý (bell captain)
  • Trợ Trưởng bộ phận tiền sảnh (assistant front office manager - AFOM)
  • Trợ lý Trưởng bộ phận buồng (assistant executive housekeeper)
  • Quản trị viên tập sự (management trainee - những bạn tốt nghiệp đại học chuyên ngành khách sạn)

3. Lãnh đạo phòng, bộ phận: 5-6 năm tiếp theo

  • Trưởng bộ phận sai phái (chief concierge)
  • Trưởng phòng tiền sảnh (front office manager)
  • Trưởng phòng buồng (executive housekeeper)
  • Trưởng phòng đặt phòng (resevation manager/revenue manager)

 4. Lãnh đạo Khối: 7-8 năm tiếp theo

  • Giám đốc bán hàng & tiếp thị (Director of Sales & Marketing - DOSM)
  • Giám đốc Buồng phòng (Director of Rooms)

Lộ trình công danh bộ phận Bán hàng và Tiếp thị (Sales & Marketing):

1. Bắt đầu học và làm nghề: 2-3 năm đầu tiên

  • Trợ lý hành chính (sales admin/sales coordinator)
  • Thực tập sinh (intern)

2. Nâng cao các kỹ năng nghề: 2-3 năm tiếp theo

  • Chuyên viên bán hàng (sales executive)
  • Chuyên viên thương mại điện tử (e-commerce executive)
  • Quản trị viên tập sự (management trainee - những bạn tốt nghiệp đại học chuyên ngành khách sạn)

3. Lãnh đạo phòng, bộ phận: 5-6 năm tiếp theo

  • Trưởng nhóm bán hàng (sales manager)
  • Trưởng nhóm bán hàng cao cấp (senior sales manager) Trưởng nhóm thương mại điện tử (e-commerce manager) Trưởng nhóm bán tiệc (banquet sale manager)

4. Lãnh đạo Khối: 7-8 năm tiếp theo

  • Giám đốc Bán hàng và Tiếp thị

Lộ trình công danh bộ phận Ẩm thực (Food & Beverages):

1. Bắt đầu học và làm nghề: 2-3 năm đầu tiên

  • Thực tập sinh (intern)
  • Nhân viên phục vụ (waiter/waitress) Nhân viên pha chế (bartender)
  • Nhân viên tiệc (banquet waiter/waitress)

 2. Nâng cao các kỹ năng nghề: 2-3 năm tiếp theo

  • Giám sát nhà hàng (supervisor) Trưởng nhóm (captain)
  • Quản trị viên tập sự (management trainee - những bạn tốt nghiệp đại học chuyên ngành khách sạn)

3. Lãnh đạo phòng, bộ phận: 5-6 năm tiếp theo

  • Trưởng nhà hàng (outlet manager/restaurant manager) Trưởng bộ phận Tiệc (banquet manager)

4. Lãnh đạo Khối: 7-8 năm tiếp theo

  • Trợ lý Giám đốc ẩm thực
  • Giám đốc ẩm thực

Lộ trình công danh bộ phận Bếp (Kitchen)

1. Bắt đầu học và làm nghề: 2-3 năm đầu tiên

  • Tạp vụ (steward)
  • Phụ bếp (commis chef)

2. Nâng cao các kỹ năng nghề: 2-3 năm tiếp theo

  • Tổ phó tổ bếp (demi chef de partie)
  • Tổ trưởng tổ bếp (chef de partie)
  • Tổ trưởng tổ thớt (chef butcher)

3. Lãnh đạo bộ phận, nhóm: 5-6 năm tiếp theo

  • Bếp phó (sous chef)
  • Bếp trưởng bếp bánh (pastry chef)
  • Bếp trưởng bếp tiệc (banquet chef)

4. Lãnh đạo Khối: 7-8 năm tiếp theo

  •  Bếp trưởng (Executive Chef)

Lộ trình công danh bộ phận Kỹ thuật (Engineering)

1. Bắt đầu học và làm nghề: 2-3 năm đầu tiên

  • Nhân viên kỹ thuật bảo trì (handyman)
  • Thủ kho (storekeeper)

2. Nâng cao các kỹ năng nghề: 2-3 năm tiếp theo

  • Thợ điện (electrician)
  • Thợ mộc (carpenter)
  • Thợ sơn (painter)
  • Thợ sửa ống nước (plumber)
  • Thợ cơ khí (mechanic)
  • Chuyên viên kỹ thuật bảo trì

3. Lãnh đạo bộ phận, nhóm: 5-6 năm tiếp theo

  •  Trưởng nhóm (shift manager)

 4. Lãnh đạo phòng: 7-8 năm tiếp theo

  • Trợ lý Kỹ sư trưởng (Assistant Chief Engineering)
  • Kỹ sư trưởng (Chief Engineering)

Lộ trình công danh bộ phận Tài chính và Kế toán (Finance & Accounting)

1. Bắt đầu học và làm nghề: 2-3 năm đầu tiên

  • Kế toán phải thu (account receivable)
  • Kế toán phải trả (account payable)
  • Kế toán thu nhập (income accountant)
  • Kế toán thuế (tax acccountant)
  • Kế toán tài sản (fixed asset accountant)
  • Kế toán kho (store accountant)
  • Nhân viên mua hàng (purchasing staff)
  • Nhân viên nhận hàng (receiving staff)
  • Thủ kho (storekeeper)
  • Nhân viên IT
  • Nhân viên pháp

2. Nâng cao các kỹ năng nghề: 2-3 năm tiếp theo

  • Kiểm soát chi phí (cost controller)
  • Kế toán tổng hợp (general accountant)
  • Kiểm toán đêm (night auditor)

3. Lãnh đạo phòng, bộ phận: 5-6 năm tiếp theo

  • Trưởng phòng mua hàng (purchasing manager)
  • Trưởng bộ phận Tài chính (finance manager)
  • Kế toán trưởng (chief accountant)
  • Trưởng bộ phận IT (IT manager)
  • Trưởng bộ phận pháp lý (legal manager)

4. Lãnh đạo Khối: 7-8 năm tiếp theo

  • Giám đốc Tài chính & Hỗ trợ kinh doanh (Director of Finance & Business Support)
  • Kiểm soát tài chính (Financial Controller)

Lộ trình công danh bộ phận Nhân sự (Human Resources):

1. Bắt đầu học và làm nghề: 2-3 năm đầu tiên

  • Nhân viên tuyển dụng (recruiting officer)
  • Nhân viên lao động tiền lương (payroll officer)
  • Thực tập sinh (intern)

2. Nâng cao các kỹ năng nghề: 2-3 năm tiếp theo

  • Nhân viên quan hệ lao động (staff relations officer)
  • Quản trị viên tập sự (management trainee - những bạn tốt nghiệp đại học chuyên ngành khách sạn)

3. Lãnh đạo phòng, bộ phận: 5-6 năm tiếp theo

  • Trưởng bộ phận Tuyển dụng (recruiting manager)
  • Trưởng bộ phận Quan hệ lao động (staff relations manager)
  • Trưởng bộ phận Tiền lương và phúc lợi (C&B manager)
  • Trưởng bộ phận đào tạo (training manager)

4. Lãnh đạo Khối, phòng: 7-8 năm tiếp theo

  • Giám đốc Nhân sự (Director of Human Resources).

Lộ trình công danh của một Giám đốc Tài chính khách sạn:

 

2003-2004

Trợ Trưởng phòng Tiền sảnh

Four Seasons

2004-2005

Trưởng bộ phận Spa

Four Seasons

2005-2008

Nhân viên kế toán

Marriott

2008-2011

Trợ lý Giám đốc Tài chính

Marriott

2011-nay

Giám đốc Tài chính

Hilton

 

Lộ trình công danh của một Giám đốc Nhân sự khách sạn:

 

1992-1993

Thực tập Bộ phận Ẩm thực

The Regent

1993-1995

Trưởng nhóm

The Regent

1995-1996

Nhân viên nhân sự

Hyatt

1996-1998

Chuyên viên nhân sự

Hyatt

1998-1999

Trợ Trưởng phòng nhân sự

Hyatt

1999-2001

Trưởng phòng nhân sự

InterContinental

2001-2004

Trợ lý Giám đốc nhân sự

InterContinental

2004-nay

Giám đốc nhân sự

InterContinental

Lộ trình công danh của một Kỹ sư trưởng khách sạn:


1979-1981

Kỹ sư bảo trì

Hyatt

1981-1989

Trưởng nhóm bảo trì

Hyatt

1989-2000

Trợ lý Kỹ sư trưởng

Sofitel

2000-2006

Kỹ sư trưởng

Sofitel

2006-nay

Kỹ sư trưởng

Sheraton

 

Lộ trình công danh của một Tổng giám đốc khách sạn đi từ Tiền sảnh:

 

1990-1993

Giám sát tiền sảnh

InterContinental

1993-1999

Trợ Trưởng phòng Tiền sảnh

InterContinental

1999-2000

Trưởng phòng Tiền sảnh

InterContinental

2000-2001

Trưởng phòng Tiền sảnh

Four Seasons

2001-2006

Giám đốc Buồng phòng

Four Seasons

2006-nay

Tổng giám đốc

Hyatt

Lộ trình công danh của một Tổng giám đốc khách sạn đi từ Ẩm thực:

 

1997-1999

Bếp phó

Một khách sạn ở Phan Thiết

1999-2001

Trợ lý Giám đốc Ẩm thực

Một khách sạn ở TP.HCM

2001-2006

Giám đốc Ẩm thực

Một khách sạn ở TP.HCM

2006-2012

Tổng giám đốc

Một khách sạn ở Phan Thiết

2012-nay

Tổng giám đốc

Một khách sạn ở Nha Trang

Nguồn: Bùi Xuân Phong - Tác giả sách "Quản trị khách sạn"

CONTACT US

HOTELBIZ

A member of FNB DIRECTOR - HoReCa Management

 

83 Nguyen Van Troi Apartment, Phu Nhuan Dist.,
Hochiminh City, Vietnam

 

Hotline: +84 903 132 508

Email: hello@fnbdirector.com

 

Copyright 2019