Overstay là một trong những thuật ngữ chuyên ngành phổ biến mà người làm lễ tân cần biết, nói đến một trường hợp khách lưu trú thường gặp trong kinh doanh khách sạn. Vậy bạn có biết Overstay là gì? Quy trình thực hiện Overstay ra sao? Câu trả lời sẽ có trong bài viết dưới đây.
Overstay thường xuất hiện khi khách lưu trú phát sinh những nhu cầu mới, cụ thể là muốn thay đổi kế hoạch lưu trú của mình (có thể là dài hơn hoặc ngắn hơn thời gian lưu trú dự kiến) và yêu cầu được lễ tân khách sạn đáp ứng. Vậy Overstay là gì?
Theo từ điển Anh - Việt, Overstay có nghĩa là ở quá lâu, lưu lại quá lâu hay ở quá hạn. Trong ngành dịch vụ lưu trú khách sạn, overstay chỉ trường hợp khách lưu trú ở lâu hơn thời gian dự kiến trả phòng, tức vượt quá ngày check-out đã đặt trên website hoặc qua điện thoại trước đó. Ngược lại với Overstay, ngành dịch vụ khách sạn cũng có một thuật ngữ quen thuộc khác là Understay, tức trường hợp khách lưu trú ở ít hơn thời gian dự kiến trả phòng - check-out trước ngày sẽ rời đi theo thời gian đã đặt trên website hoặc qua điện thoại trước đó.
Thông thường, các khách sạn đều quy định rõ ràng về cách xử lý ứng với từng trường hợp Overstay hay Understay và quy định này sẽ được lễ tân thông báo cho khách trong quy trình làm thủ tục check-in. Tùy vào từng trường hợp và tình huống cụ thể mà lễ tân phối hợp với các bộ phận liên quan xử lý tình huống cho phù hợp, luôn đảm bảo làm hài lòng khách lưu trú.
Có nhiều nguyên do khiến du khách quyết định kéo dài thời gian lưu trú của mình tại khách sạn. Chẳng hạn như:
Trường hợp understay sẽ áp dụng cho những khách ngược lại với các nguyên do trên. Đó có thể là do họ không hài lòng về chất lượng dịch vụ của khách sạn hoặc đã giải quyết xong công việc sớm hơn dự kiến; do đó, họ quyết định trả phòng sớm hơn ngày đăng ký rời đi.
Trên thực tế, rất nhiều khách hàng thay đổi thời gian lưu trú dài hơn hoặc ngắn hơn so với lịch trình đã đặt trước đó.
Mỗi khách sạn sẽ có những quy định riêng về xử lý trường hợp Overstay hay Understay và yêu cầu lễ tân phải thực hiện đúng theo tiêu chuẩn nghiệp vụ. Nhìn chung, hướng xử lý của hầu hết các khách sạn sẽ là:
Lễ tân cần đảm bảo thực hiện đúng các bước theo quy trình tiêu chuẩn sau:
Hy vọng những chia sẻ trên đây của Hoteljob.vn sẽ giúp lễ tân mới vào nghề hay ứng viên tìm việc lễ tân hiểu thêm một thuật ngữ mới - “overstay”, nắm rõ overstay là gì, quy trình thực hiện overstay ra sao… từ đó, tự tin hơn khi vào nghề, đồng thời đảm bảo thực hiện đúng nghiệp vụ tiêu chuẩn theo quy định.
Nguồn: hoteljob.vn
A member of FNB DIRECTOR - HoReCa Management
83 Nguyen Van Troi Apartment, Phu Nhuan Dist.,
Hochiminh City, Vietnam
Hotline: +84 903 132 508
Email: hello@fnbdirector.com
Copyright 2019